1. Không thực hiện chống thấm ngay từ đầu
Nhiều người nghĩ rằng thấm ở vị trí nào thì chống ngay ở vị trí đó sẽ hiệu quả và giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, khi bạn thấy một vết ố nhỏ ở góc tường thì cũng là lúc các mảng tường hay toàn bộ bề mặt tường đã bị thẩm thấu từ lâu, cấu trúc khung kim loại và bê tông đã bị giảm đi đáng kể. Lúc này, chi phí chống thấm sẽ tốn gấp 2 - 3 lần so với chống thấm ngay từ đầu.
2. Không làm sạch tường trước khi thi công chống thấm
Nếu bạn nghĩ chỉ cần loại bỏ lớp sơn cũ là có thể chống thấm thì thật sai lầm. Với những bức tường ngoài, khi cạo sạch lớp sơn cũ, tường vẫn có thể còn bám chất bẩn, rêu, nấm mốc hay đơn giản là còn ẩm ướt, nếu thi công chống thấm sẽ không hiệu quả. Vì vậy, sau khi loại bỏ lớp sơn cũ, bạn cần chà nhám lại tường bằng giấy nhám để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn, sau đó để tường thật khô và ổn định bằng cách lăn rulô được làm ẩm với nước sạch trước khi thi công chống thấm.
3. Chống thấm cho khu vực ẩm ướt rồi mới chống thấm tường ngoài trời
Nhắc đến chống thấm, nhiều người nghĩ ngay đến các khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh, bể bơi, bồn hoa… Tuy nhiên, thực tế cho thấy mọi vị trí trong nhà đều có thể bị thấm dột, nhất là những khu vực thường xuyên chịu tác động bởi các yếu tố môi trường như mưa, nắng, gió, chênh lệch nhiệt độ… Vì vậy, những nơi tiếp xúc với môi trường ngoài càng nhiều như tường sau nhà, tường 2 bên nhà thì cần phải chống thấm đầu tiên, sau đó mới là các khu vực ẩm ướt khác trong nhà.
4. Dùng xi măng hồ dầu là đủ cho một lớp chống thấm hiệu quả
Trong xây dựng, xi măng được coi là một loại vật liệu đa năng, có khả năng kết dính, khuếch tán các phân tử rỗng. Tuy nhiên, việc sử dụng xi măng hồ dầu như một giải pháp chống thấm là không hiệu quả. Điều này thể hiện rõ nhất qua các vết rạn nứt ở tường, trần sau mỗi mùa mưa nắng.
Vì vậy, để chống thấm hiệu quả, nên sử dụng các phụ gia chống thấm chuyên biệt cho chống thấm tường. Đây là những chất chống thấm gốc xi măng, với 2 thành phần chính là xi măng và chất chống thấm gốc nhựa Acrylic, tạo ra lớp màng nhựa có tính liên kết cao, có khả năng chống thấm nước và chịu được sự thay đổi thất thường của nhiệt độ. Nếu thi công đúng quy trình kỹ thuật, màng chống thấm này có tuổi thọ hơn 10 năm.
5. E ngại chống thấm sẽ làm giảm giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà
Hiện nay, các loại sơn chống thấm có màu sắc khá tương đồng với sơn nước, nhất là những màu trắng, xám. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng sơn chống thấm để vừa bảo vệ ngôi nhà, vừa không lo ngại về vấn đề thẩm mỹ. Cách thực hiện như sau:
- Sơn một lớp sơn lót để chống kiềm bên trong tường.
- Sơn 2 lớp sơn chống thấm.
- Sơn 2 lớp sơn phủ